Vệ sinh quạt hơi nước thường xuyên và đúng cách là giải pháp gia tăng tuổi thọ thiết bị và bảo vệ sức khỏe của người dùng hiệu quả nhất. Trong bài viết sau, NP-Việt Nam sẽ hướng dẫn chi tiết các bước trong quy trình vệ sinh quạt hơi nước chuyên nghiệp từ A-Z cùng những lưu ý để thiết bị hoạt động luôn ổn định.
Mục lục bài viết
Tại sao nên vệ sinh quạt hơi nước?
Quạt hơi nước là thiết bị làm mát phổ biến trong nhiều gia đình giúp không khí trong phòng thông thoáng, dễ chịu. Tuy nhiên, nếu không được vệ sinh định kỳ, thiết bị có thể trở thành nguồn gây hại cho sức khỏe và giảm hiệu suất hoạt động.
- Bảo vệ sức khỏe người dùng: Sau một thời gian sử dụng, các bộ phận bên trong quạt như tấm làm mát, bình chứa nước bị tích tụ bụi bẩn, nấm mốc và vi khuẩn. Khi quạt hoạt động, những tác nhân này có thể phát tán vào không khí, gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp, đặc biệt là đối với người già và trẻ nhỏ.
- Duy trì hiệu suất làm mát: Bụi bẩn tích tụ trong quạt sẽ làm giảm khả năng làm mát, khiến quạt phải hoạt động với công suất lớn hơn để đạt được hiệu quả mong muốn gây tốn kém điện năng.
- Kéo dài tuổi thọ thiết bị: Việc vệ sinh định kỳ giúp loại bỏ bụi bẩn, ngăn chặn sự ăn mòn và hư hỏng các bộ phận bên trong quạt. Nhờ đó, quạt hơi nước sẽ hoạt động bền bỉ hơn, giảm thiểu nguy cơ hỏng hóc và tiết kiệm chi phí sửa chữa.
- Đảm bảo an toàn khi sử dụng: Bụi bẩn tích tụ có thể gây cản trở hoạt động của quạt, dẫn đến tiếng ồn bất thường hoặc thậm chí gây chập cháy. Vệ sinh quạt thường xuyên giúp phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Loại bỏ mùi hôi khó chịu: Bình chứa nước và tấm làm mát nếu không được vệ sinh thường xuyên có thể xuất hiện mùi hôi do vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong phòng và gây khó chịu cho người sử dụng.

Khi nào cần vệ sinh quạt hơi nước?
Để duy trì hiệu suất hoạt động tối ưu và đảm bảo chất lượng không khí, việc vệ sinh quạt hơi nước cần được thực hiện định kỳ. Tần suất vệ sinh phụ thuộc cũng vào môi trường sử dụng và mức độ bụi bẩn. Trong môi trường nhiều bụi hoặc quạt hoạt động liên tục, nên vệ sinh quạt 2-3 tuần/lần.
Ở những khu vực ít bụi hơn, có thể vệ sinh quạt hàng tháng. Ngoài việc vệ sinh định kỳ, nếu quạt xuất hiện các dấu hiệu sau, bạn nên tiến hành làm sạch ngay:
- Hiệu suất làm mát giảm: Không khí thổi ra yếu hơn hoặc không còn mát như trước.
- Mùi hôi khó chịu: Xuất hiện mùi hôi từ nước hoặcquạt, có thể do vi khuẩn, nấm mốc đã phát triển trong bình chứa nước.
- Tiếng ồn bất thường: Quạt phát ra tiếng kêu lạ, động cơ hoạt động không còn êm ái. Tiếng ồn bất thường có thể do bụi bẩn hoặc cặn bám ở cánh quạt.

Các bước tiến hành vệ sinh quạt hơi nước đúng cách
Cách tiến hành vệ sinh sản phẩm quạt hơi nước đơn giản và nhanh chóng diễn ra như sau:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
Chuẩn bị một số dụng cụ sau đây để quá trình vệ sinh diễn ra nhanh chóng:
- Bàn chải mềm.
- Cọ.
- Vòi xịt nước.
- Tua vít.
- Khăn mềm ướt và khăn mềm khô.

Bước 2: Kiểm tra tình trạng hoạt động quạt hơi nước
Trước khi tiến hành vệ sinh, việc kiểm tra tổng thể hoạt động của quạt hơi nước là bước quan trọng không thể bỏ qua. Qua đó, bạn phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh tình trạng vệ sinh xong mới phát hiện hỏng hóc cần sửa chữa.
Bước 3: Tiến hành vệ sinh
Quá trình vệ sinh sẽ diễn ra lần lượt với từng bộ phận như sau:
Vệ sinh tấm làm mát của quạt hơi nước
Tấm làm mát (cooling pad) là trái tim của quạt hơi nước, có cấu tạo dạng tổ ong với khả năng thấm hút và phân tán nước vượt trội. Theo nghiên cứu, một tấm làm mát sạch có thể giảm nhiệt độ không khí đến 5-7 độ C, trong khi tấm bẩn chỉ đạt 2-3 độ C. Khi vệ sinh sẽ thực hiện như sau:
- Trước tiên, đảm bảo quạt đã được tắt và rút phích cắm khỏi nguồn điện để đảm bảo an toàn.
- Tiếp theo, tháo rời tấm làm mát ra khỏi quạt theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Sử dụng vòi xịt nước với áp lực nhẹ để rửa sạch bụi bẩn và cặn bám trên tấm làm mát. Lưu ý không sử dụng vòi cao áp hoặc xịt nước quá mạnh.
- Nếu tấm làm mát quá bẩn, bạn có thể ngâm trong nước ấm pha loãng với dung dịch vệ sinh nhẹ, sau đó dùng bàn chải lông mềm chà nhẹ nhàng để loại bỏ cặn bẩn.
- Sau khi vệ sinh, để tấm làm mát khô tự nhiên ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp để ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc và bụi bẩn. Cuối cùng lắp bộ phận lại vào quạt theo vị trí ban đầu.

Vệ sinh bình chứa nước
Bình chứa nước cũng là một bộ phận quan trọng cần được vệ sinh để duy trì chất lượng nước.
- Đầu tiên, tiến hành xả toàn bộ nước còn lại trong bình chứa ra ngoài để loại bỏ các tạp chất và cặn bẩn tích tụ trong quá trình sử dụng.
- Sau khi đã xả hết nước, sử dụng khăn ẩm hoặc bàn chải lông mềm để lau chùi kỹ lưỡng các góc cạnh bên trong bình chứa. Đối với những vị trí khó tiếp cận, dùng bàn chải mềm sẽ giúp bạn làm sạch dễ dàng hơn.

Cách nạp thêm nước cho quạt hơi nước
Khi đã vệ sinh sạch sẽ quạt, cần tiến hành thêm nước sạch vào bình chứa để thiết bị hoạt động. Chỉ nên đổ nước vào khoảng 2/3 dung tích bình chứa, tương đương với vạch MAX được đánh dấu.
Tuyệt đối không đổ đầy nước vào bình chứa vì có thể gây tràn nước, ảnh hưởng đến các bộ phận điện tử bên trong và tăng nguy cơ chập điện. Cũng không nên sử dụng nước quá lạnh hoặc nước có chứa tạp chất nhiều.
Đồng thời, không pha thêm tinh dầu hay nước hoa vào bình chứa nước. Các chất này có thể gây tắc nghẽn hệ thống dẫn nước, ảnh hưởng đến tấm làm mát và máy bơm, từ đó làm giảm tuổi thọ của quạt đáng kể.

Vệ sinh thân, cánh quạt
Thân và cánh quạt là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với không khí, dễ tích tụ bụi bẩn sau thời gian sử dụng. Tiến hành nhúng khăn vào dung dịch vệ sinh đã pha loãng hoặc nước sạch rồi vắt khô và lau nhẹ nhàng từng cánh quạt theo chiều từ trong ra ngoài. Tuyệt đối không phun nước trực tiếp lên thân quạt hoặc dùng khăn ướt lau các khu vực có bo mạch điện.

Vệ sinh tấm lọc không khí và quạt lồng sóc
Tấm lọc không khí được đặt ở mặt sau của quạt. Để tiến hành vệ sinh bộ phận này, tháo tấm lọc ra khỏi quạt theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Ngâm tấm lọc trong nước ấm pha với ít nước rửa chén khoảng 15 phút để làm mềm các chất bẩn bám dính.
Sau khi ngâm, dùng bàn chải lông mềm chà nhẹ theo chiều dọc của các rãnh lọc. Đối với vết bẩn cứng đầu, có thể sử dụng hỗn hợp baking soda và nước ấm, tránh xối nước mạnh làm hỏng cấu trúc lọc.
Quạt lồng sóc (cánh quạt bên trong) là bộ phận dễ tích tụ bụi nhất. Sử dụng cọ quét chuyên dụng hoặc bàn chải nhỏ có lông mềm để làm sạch từng khe cánh.

Bước 4: Hoàn tất, kiểm tra lại quạt hơi nước
Sau khi hoàn tất quá trình vệ sinh và lắp ráp lại các bộ phận của quạt hơi nước, hãy tiến hành kiểm tra tổng thể để đảm bảo quạt hoạt động ổn định. Thực hiện kiểm tra xem các bộ phận đã được lắp đúng vị trí và chắc chắn chưa. Sau đó, kết nối quạt với nguồn điện và khởi động ở chế độ thấp nhất. Đảm bảo quạt vận hành êm ái, không phát ra tiếng ồn bất thường và luồng gió thổi ra đều đặn.
Những lưu ý khi vệ sinh quạt hơi nước
Khi vệ sinh quạt hơi nước, bạn cần lưu ý những điểm quan trọng sau để đảm bảo an toàn cho bản thân và không làm hư hỏng thiết bị.
- Tắt nguồn điện trước khi vệ sinh: Để tránh nguy cơ điện giật và đảm bảo an toàn cho bạn.
- Sử dụng nước sạch: Tránh gây tắc nghẽn hệ thống bơm nước, giảm hiệu quả làm mát và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Không sử dụng chất tẩy rửa mạnh: Vì có thể gây hư hỏng các bộ phận và làm giảm tuổi thọ của thiết bị.
- Tránh để nước tiếp xúc với động cơ: Tiềm ẩn nguy gây chập cháy hoặc hỏng hóc nghiêm trọng.
- Vệ sinh định kỳ: Để duy trì hiệu suất hoạt động và đảm bảo không khí trong lành.
- Rút dây nguồn khi không sử dụng: Đảm bảo an toàn và tiết kiệm điện năng.
- Không tự sửa chữa khi quạt gặp sự cố: Liên hệ với các trung tâm bảo hành hoặc dịch vụ sửa chữa chuyên nghiệp để được hỗ trợ kịp thời.
- Đảm bảo các bộ phận khô ráo trước khi sử dụng: Ngăn ngừa nguy cơ chập cháy và duy trì hiệu suất hoạt động của quạt.

NP-Việt Nam vừa chia sẻ với bạn cách vệ sinh quạt hơi nước và những lưu ý khi vệ sinh. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi đã giúp bạn vệ sinh và sử dụng thiết bị hiệu quả.