Bụi kim loại là gì? Tác hại của bụi kim loại và cách phòng ngừa như thế nào? Nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về loại bụi này cũng như những nguy hiểm tiềm tàng gây ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể con người, NP – Việt Nam sẽ giải đáp chi tiết các thắc mắc trên trong bài viết sau. Đừng bỏ qua bài viết hữu ích sau đây bạn nhé!
Mục lục bài viết
Bụi kim loại là gì?
Bụi kim loại là loại bụi mịn, khô có kích thước siêu nhỏ được hình thành bởi quá trình sản xuất, cắt gọt, mài dũa,… các loại kim loại khác nhau trong nhà máy. Loại bụi này có thể là hạt kim loại li ti nguyên chất hoặc hỗn hợp kim loại cùng một số chất phụ gia khác nhau. Nhìn chung, thành phần sẽ phụ thuộc vào kim loại đang được sử dụng để gia công. Trong đó thường gặp nhất là: Sắt, đồng, nhôm, kẽm,…
Trong quá trình sản xuất, bụi kim loại không kết mà bay khắp nơi nên người lao động dễ bị bắn vào mắt, tay. Hơn thế, kích thước siêu nhỏ giúp loại bụi này dễ phân tán vào trong không khí và đi thẳng vào hệ hô hấp của con người. Ngoài ra, bởi khả năng phân tán nhanh chóng, khó kiểm soát, bụi mịn kim loại này cũng có thể ngấm xuống đất hoặc làm ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt.
Hình ảnh: Bụi kim loại là loại hình thành bởi quá trình sản xuất, cắt gọt, mài dũa,… các loại kim loại khác nhau
Tác hại của bụi kim loại là gì?
Bụi kim loại là nguyên nhân hàng đầu gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động cũng như làm ô nhiễm môi trường. Không những vậy, loại bụi này còn có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của những hộ dân cư xung quanh, gây ra nhiều căn bệnh mãn tính, nguy hiểm cho sức khỏe.
Tác hại đối với con người và động vật
Khi phân tán vào không khí và đi vào cơ thể con người, động vật, bụi kim loại có thể làm tắc nghẽn cuống phổi, gây cản trở cho quá trình hô hấp, làm tổn thương da và hàng loạt những biến chứng khác như:
- Tổn thương hệ hô hấp: Như đã chia sẻ ở trên, tuy phổi không phải cơ quan đầu tiên chịu tác hại từ bụi kim loại nhưng gây nên tình trạng nghiêm trọng làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Khi xâm nhập vào hệ hô hấp, đặc biệt là phổ, loại bụi này sẽ làm giảm khả năng phân phối không khí, cản trở quá trình hô hấp. Đồng thời, tàn phá mô phổi và gây hư hại các mao quản. Từ đó, gây ra nhiều căn bệnh như viêm mũi, viêm họng, hen suyễn, tắc nghẽn phổi mãn tính,…
- Ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn: Bụi kim loại chứa các nguyên tố độc hại, khi xâm nhập vào máu, gây nhiễm độc toàn thân. Đồng thời, tăng nguy cơ hình thành máu đông làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim,..
- Gây ra các bệnh da liễu: Da có lẽ là cơ quan đầu tiên chịu ảnh hưởng của bụi kim loại trong môi trường. Khi dính vào da, loại bụi bàn có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông, cản trở khả năng bài tiết. Đồng thời, gây ra nhiều bệnh về da liễu như viêm da, mụn, lở loét,…
- Bệnh về mắt: Các hạt bụi li ti dễ bay vào mắt hoặc dính vào mắt khi người lao động dụi mắt nên có thể gây viêm mắt, kích ứng niêm mặc, giảm thị lực,…
- Bệnh về đường tiêu hóa: Loại bụi này còn có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa khi đi vào đường tiêu hóa như: Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, tổn thương niêm mạc dạ dày,…
Hình ảnh: Tác hại đối với con người và động vật
Tác hại đối với thực vật
Không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến động vật và con người, bụi kim loại còn có tác hại với cả thảm thực vật. Khi tiếp xúc với bụi kim loại thường xuyên, cây trồng sẽ chậm phát triển khiến năng suất thấp. Đây là tác động tiêu cực đến những hộ sản xuất nông nghiệp làm suy giảm kinh tế.
- Giảm khả năng quang hợp: Khi bụi kim loại tích tụ trên bề mặt lá cây, gây cản trở quá trình quang hợp, làm giảm khả năng hấp thụ ánh sáng và quá trình chuyển hóa năng lượng.
- Nhiễm độc đất: Bụi kim loại rơi xuống ngấm vào trong đất có thể làm thay đổi cấu trúc và chất lượng đất, khiến đất bị nhiễm độc. Từ đó, xâm nhập vào rễ cây, làm cây còi cọc, làm giảm khả năng phát triển của cây cối hoặc chết cây.
Tác hại đối với vật liệu
Thông qua không khí, bụi kim loại tiếp xúc với các thiết bị, đồ vật bằng kim loại sẽ gây ra tình trạng ăn mòn. Đặc biệt, nếu trong môi trường nóng ẩm sẽ dẫn đến tình trạng cháy máy, làm hư hỏng hoặc suy giảm tuổi thọ của thiết bị.
- Ăn mòn kim loại: Một số kim loại trong bụi khi tiếp xúc với không khí và độ ẩm có thể gây ra quá trình oxy hóa, làm ăn mòn bề mặt kim loại khác. Từ đó, gây thiệt hại nặng nề trong các công trình xây dựng và các thiết bị sản xuất.
- Hao mòn cơ khí: Các hạt bụi kim loại có thể bám vào các bộ phận cơ khí, tạo ra ma sát và làm giảm tuổi thọ của các thiết bị và máy móc.
Hình ảnh: Tác hại đối với vật liệu
Tác hại đối với môi trường
Bụi kim loại không chỉ gây hại cho con người và sinh vật mà còn tác động tiêu cực đến môi trường. Đây là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến chất lượng không khí của khu vực xung quanh:
- Ô nhiễm không khí: Bụi kim loại phát tán vào không khí gây ô nhiễm môi trường, làm giảm chất lượng không khí và gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, bệnh tật cho khu vực dân cư xung quanh.
- Ô nhiễm nguồn nước: Bụi kim loại khi tích tụ trong không khí có thể lắng đọng xuống nguồn nước, gây ô nhiễm nước ngầm, sông, hồ. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái dưới nước và chất lượng nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt.
Cách phòng ngừa bụi kim loại hiệu quả
Tác hại của bụi kim loại ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vấn đề về môi trường, sức khỏe,… Do đó, đòi hỏi cần có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ trong khu vực sản xuất và sử dụng kim loại để giảm thiểu tác động tiêu cực đến con người và môi trường. Mặt khác, người lao động, người sống xung quanh hay doanh nghiệp cần có những phương pháp thiết thực để phòng ngừa các tác hại này.
Đối với mọi người
Đối với những người sống xung quanh hoặc thường xuyên qua lại khu vực đang thi công, nhà xưởng sản xuất, gia công kim loại, nhà máy,… cần bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa như:
- Sử dụng các loại khẩu trang đạt chuẩn để giảm thiểu nguy cơ hít phải bụi kim loại từ không khí, đặc biệt là khi di chuyển qua các khu vực có lượng bụi cao.
- Hạn chế tối đa việc qua lại những khu vực có nguy cơ xuất hiện nhiều bụi kim loại nếu không có việc cần thiết.
- TUYỆT ĐỐI không sử dụng kính áp tròng khi bắt buộc phải đi qua những khu vực này bởi có thể gây xước giác mạc.
- Khi đi qua những khu vực này, cần vệ sinh sạch sẽ tay, mặt và súc miệng bằng nước muối pha loãng.
- Trồng cây xanh xung quanh khu vực sinh sống để giúp hấp thụ và làm giảm lượng bụi kim loại phát tán trong không khí.
- Ăn uống đủ chất và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Hình ảnh: Cách phòng ngừa bụi kim loại đối với mọi người
Đối với những người lao động
Người lao động là những người trực tiếp làm việc trong nhà xưởng, xí nghiệp có môi trường chứa nhiều bụi kim loại. Nhóm đối tượng này sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất nên cần bảo vệ an toàn cho sức khỏe của bản thân, cũng như môi trường làm việc bằng các cách sau đây:
- Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ như khẩu trang chống bụi, kính bảo hộ, quần áo bảo hộ, găng tay,… Các thiết bị này giúp ngăn chặn bụi kim loại tiếp xúc trực tiếp với cơ thể, đặc biệt là đường hô hấp, mắt và da.
- Khi làm việc trong môi trường này, cần được kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt thực hiện các xét nghiệm liên quan đến hệ hô hấp, hệ thần kinh,.. Từ đó, phát hiện sớm các dấu hiệu ảnh hưởng của bụi kim loại đến sức khỏe để điều trị kịp thời.
- Tham gia các buổi đào tạo, chủ động tìm hiểu về tác hại của bụi kim loại. Từ đó, nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe của chính mình. Đồng thời, thực hiện quy trình làm việc an toàn và sử dụng thiết bị bảo hộ đúng cách.
Hình ảnh: Cách phòng ngừa bụi kim loại đối với người lao động
Đối với doanh nghiệp
Doanh nghiệp làm việc trong ngành sản xuất và gia công kim loại cũng cần có trách nhiệm trong việc xử lý bụi kim loại, ngăn chặn bụi phát tán ra môi trường cũng như bảo vệ sức khỏe người lao động.
- Lắp đặt hệ thống hút bụi và thông gió tại các khu vực sản xuất để thu gom bụi kim loại, ngăn chặn phát tán ra môi trường. Các hệ thống lọc sẽ xử lý bụi, giúp giảm thiểu bụi phát tán vào không khí, bảo vệ sức khỏe người lao động và những người xung quanh.
- Cung cấp đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động cho nhân viên và đảm bảo mọi người sử dụng đúng cách. Ngoài ra, doanh nghiệp cần đảm bảo môi trường làm việc được kiểm soát chặt chẽ để giảm thiểu tác hại của bụi kim loại.
- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về môi trường và an toàn lao động. Thực hiện tốt công tác giảm thiểu bụi phát thải, báo cáo định kỳ về tình trạng môi trường tại cơ sở sản xuất,..
- Hiện nay, có rất nhiều loại quạt thông gió công nghiệp, thiết bị hút bụi kim loại,… Doanh nghiệp cần đầu tư ngân sách để trang bị những thiết bị hiện đại cho nhà xưởng của mình.
NP – Việt Nam vừa giải đáp thắc mắc bụi kim loại là gì? cũng như những thông tin khác về loại bụi này. Quý bạn đọc và khách hàng có nhu cầu mua sắm các loại quạt thông gió, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và cung cấp sản phẩm chính hãng.