Lực ly tâm là gì? Công thức tính lực ly tâm và ứng dụng của nó

Lực ly tâm

Bạn đang tìm hiểu lực ly tâm là gì và xuất hiện khi nào? Đặc tính của lực này như thế nào và công thức tính ra sao? Theo dõi bài viết dưới đây do NP Việt Nam cung cấp để hiểu rõ hơn về định nghĩa này ngay nhé!

Lực ly tâm là gì? Ứng dụng thực tiễn của nó

Lực ly tâm là gì?

Có rất nhiều câu hỏi đặt ra rằng lực ly tâm là gì và liệu có tồn tại lực này không? Trong thực tế, lực này được ứng dụng trong rất nhiều thiết bị khác nhau phục vụ trong đời sống. Tìm hiểu ngay nhé!

Định nghĩa

Lực ly tâm là một lực quán tính xuất hiện trên mọi vật được nằm yên trong hệ quy chiếu so với một hệ quy chiếu quán tính trên thực tế. Lực chính là một hệ quả của trường gia tốc, xuất hiện trong hệ quy chiếu phi quán tính, mà trong trường hợp này đều là một hệ quy chiếu quay.

Bên cạnh đó, cũng có thể hiểu rằng, lực xoay ly tâm chính là phản lực của lực hướng tâm tác động vào mọi vật đang chuyển động theo một đường cong nhất định. Thành phần của lực vuông góc với vận tốc và có thể sẽ làm đổi hướng vận tốc. Lực có tác dụng giữ cho vật nằm cân bằng trong hệ quy chiếu quay.

Chúng ta có thể cảm nhận được loại lực này khi ngồi trong xe ô tô khi đang đổi hướng. Hoặc khi chơi các loại trò chơi cảm giác mạnh như xe lao tốc độ ở công viên.

Lực ly tâm xuất hiện khi nào?

Lực ly tâm xuất hiện khi đối tượng di chuyển trên một quỹ đạo cong hoặc xảy ra trong một hệ thống quay. Loại lực này là lực hướng ra xa trục quay, có xu hướng đẩy đối tượng đi xa trục quay của nó.

Nếu một đối tượng di chuyển trên quỹ đạo cong sẽ có lực xoay ly tâm xuất hiện, giúp duy trì và ngăn đối tượng bị văng ra khỏi đường cong. Đồng thời, lực này cũng gây ra cảm giác xoắn theo hướng ngược lại với ly tâm có trong hệ thống quay.

Ví dụ về lực xoay ly tâm

Lực xoay ly tâm là lực hướng ra bên ngoài đang tác động lên một vật đang chuyển động đi theo một đường tròn. Ví dụ minh chứng rõ nhất cho điều này chính là cảm giác bạn có khi chơi đu quay, khiến bạn muốn bay văng ra bên ngoài.

Ví dụ về lực xoay ly tâm

Lực ly tâm xuất hiện khi chơi đu quay

Đặc tính của lực ly tâm

Hầu hết các mẫu vật liệu được đưa vào trong quá trình ly tâm đều là một hỗn hợp không đồng nhất. Trong công nghiệp, nó chủ yếu là một hỗn hợp lỏng – lỏng hoặc rắn – lỏng có tỷ trọng khác nhau.

  • Các nguyên liệu sẽ dễ tách rời nhau, tồn tại ở dạng keo, dung dịch có độ nhớt không quá lớn, pha rắn nhiều và chắc chắn.
  • Tạo ra sản phẩm rắn chắc, có độ tinh khiết cao nhưng vẫn còn hơi ẩm.

Sau mỗi quá trình ly tâm xảy ra, hỗn hợp sẽ được tách ra để nâng cao chất lượng, tạo ra sự thay đổi trạng thái mà không có biến đổi hóa học, lý học hay sinh hóa học xảy ra:

  • Các tạp chất hòa tan, bị tách ra và không kết dính.
  • Các tinh thể sản phẩm sẽ được tách ra khỏi dung dịch, ngăn chặn vi sinh vật phát triển.
  • Trong quá trình quay ly tâm, đuông sẽ được rửa sạch, đảm bảo chất lượng luôn tốt nhất.
  • Hao hụt do quá trình rửa qua lưới ly tâm hoặc hòa tan trong nước, hơi nước.

Đặc tính của lực ly tâm

Đặc tính của lực xoay ly tâm

Công thức tính lực ly tâm

Hệ quy chiếu quay so với hệ quy chiếu quán tính chính là một dạng của hệ quy chiếu phi quán tính, bởi chuyển động của hệ quy chiếu này là không thẳng đều. Mọi điểm trong hệ quy chiếu sẽ quay với vận tốc góc này không đổi w quanh một tâm cố định so với hệ quy chiếu quán tính trước đó.

Vecto vận tốc tại các điểm cách tâm quay bán kính r sẽ luôn tiếp tuyến với quỹ đạo tròn của điểm xoay quanh tâm quay. Hướng sẽ theo chiều quay. Bởi sau khi quay hết một góc 2π, điểm hoàn chỉnh một quỹ đạo sẽ là một đường tròn có chu vi dài 2πr và độ lớn không đổi với vecto vận tốc là wr.

Do đó, lực xoay ly tâm được xác định là tích âm của khối lượng với bình phương vận tốc tiếp tuyến xảy ra và chia cho bán kính. Công thức tính là:

Fc = – mv²/r

Trong đó:

  • Fc: Lực ly tâm
  • m: Khối lượng của vật, đơn vị kg
  • v: Vận tốc hay còn gọi là tốc độ của vật, đơn vị m/s
  • r: Bán kính – khoảng cách của vậy thể từ tâm của đương cong, đơn vị m.

Từ công thức trên, ta có thể nhận thấy, lực xoay ly tâm sẽ tăng lên thông qua việc tăng tốc độ quay hoặc khối lượng của vật thể. Đồng thời cũng có thể thực hiện việc giảm bát kính đi, có nghĩa là giảm khoảng cách của vật thể từ tâm của đường cong. Từng trường hợp chi tiết:

  • Tăng khối lượng: Khiến cho lực ly tâm tăng lên theo tỷ lệ thuận.
  • Giảm bán kính: Khiến cho lực ly tâm được tăng lên theo tỷ lệ nghịch.
  • Tăng tốc độ quay: Khi này lực ly tâm sẽ tăng lên theo tỷ lệ bình phương của tốc độ, có nghĩa là nếu tốc độ tăng lên gấp 10 lần thì lực này có thể tăng lên gấp 100 lần.

Ứng dụng của lực ly tâm

Hiện trên thực tế, hầu hết các sản phẩm được sản xuất trên công nghệ quay ly tâm hiện đại, tiên tiến bậc nhất nên có độ bền vượt trội, chất lượng đảm bảo tuyệt đối, thời gian sử dụng dài lâu. Bạn có thể tham khảo chi tiết một số ứng dụng phổ biến của loại lực này sau đây:

Xây dựng

Những sản phẩm được ứng dụng công nghệ quay ly tâm trong xây dựng có thể kể đến gồm có: Cột điện thoại, cọc bê tông, cống thoát nước, hàng rào bê tông,… Các mẫu sản phẩm này được đánh giá có độ bền vượt trội, chống thấm nước siêu tốt. Bên cạnh đó là khả năng chống ăn mòn cực hiệu quả, không bị biến dạng, cong vênh khi có lực tác động mạnh từ bên ngoài môi trường.

Các mẫu vật liệu xây đựng được ứng dụng công nghệ quay ly tâm có độ bền bỉ rất cao, không bị hỏng hóc khi thi công, tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư, thay thế. Hình thức đẹp mắt, thuận tiện cho quá trình thi công diễn ra nhanh chóng.

Ứng dụng của lực ly tâm trong máy móc

Ứng dụng của lực xoay ly tâm trong xây dựng, máy móc

Y tế

Công nghệ ly tâm có tính ứng dụng cực rộng rãi, nhất là trong y học và nghiên cứu khoa học. Công nghệ này được sử dụng để phân tích tế bào, máu, protein và DNA,… cho kết quả chính xác tuyệt đối. Những mẫu nghiên cứu này có giá trị cao, mang đến rất nhiều lợi ích cho cuộc sống con người.

Nghiên cứu khoa học

Công nghệ ly tâm được sử dụng trong ngành nghiên cứu khóa học, phòng thí nghiệm để có thể tách các hỗn hợp nhiều chất có tỉ trọng khác nhau ra ngoài.

Công nghiệp

Cùng với sự phát triển của nền khoa học, nhiều sản phẩm công nghiệp chất lượng cao đã được sản xuất, mang đến sự tiện lợi và thuận tiện cao trong quá trình này. Các thiết bị ly tâm được ứng dụng rộng rãi trong các ngành hóa dầu, chế biến tinh bột, dầu thực vật và một số ngành công nghiệp khác đa dạng trên thị trường.

Ứng dụng của lực xoay ly tâm trong công nghiệp

Ứng dụng của lực xoay ly tâm trong công nghiệp

Trong xe cộ

Lực xoay ly tâm được sử dụng trong bộ ly hợp tự động của một số xe máy hoặc ô tô. Khi tốc độ quay của động cơ đạt đến một ngưỡng thích hợp nhất định, lực này sẽ tác động lên các quả nặng trong bộ ly hợp đến mức đủ lớn khép chặt các tiếp xúc. Đồng thời chuyển bộ ly hợp sang trạng thái truyền lực khiến cho xe có thể lăn bánh an toàn.

Trong phòng thí nghiệm

Các trang thiết bị ly tâm cố định được sử dụng rộng rãi trong phòng thí nghiệm để tiến hành phân tách các thành phần có trong máu cho kết quả chính xác. Đồng thời để thực hiện tách DNA, protein, vi khuẩn, virus hoặc các hạt nano có trong các xét nghiệm cần thiết, mang đến những thành tựu nghiên cứu vượt bậc, có thành tích cao, mang đến nhiều lợi ích cho đời sống.

Sự khác nhau giữa lực ly tâm và lực hướng tâm

Theo một nhà nghiên cứu vật lý tại Đại học Washington cho biết: “Sự khác nhau giữ lực xoay ly tâm và lực hướng tâm có liên quan mật thiết đến hệ quy chiếu khác nhau, nghĩa là các góc nhìn sẽ khác nhau, khiến bạn có thể đo lường một thứ gì đó. Hai lực này thực sự là một lực hoàn toàn giống nhau, chỉ ngược chiều nhau và được trải nghiệm từ các hệ quy chiếu khác nhau”.

Điều này có nghĩa là nếu bạn nhìn một hệ từ bên ngoài sẽ nhận thấy một lực hướng tâm bên trong tác động vào vật, hạn chế vật quay theo một đường tròn. Tuy nhiên, nếu bạn trong hệ thống quay, sẽ nhìn thấy một lực xoay ly tâm đẩy bạn ra khỏi tâm của vòng tròn đó, mặc dù điều mà bạn cảm thấy được chính là lực hướng tâm bên trong đang ngăn cản bạn chuyển động. Bạn có thể khảo sát sự khác biệt rõ ràng như sau:

LỰC LY TÂM LỰC HƯỚNG TÂM
Nếu có một vật chuyển động tròn và chịu tác dụng trực tiếp của một lực hướng ra ngoài thì lực này được gọi là lực xoay ly tâm. Nếu xuất hiện vật chuyển động đều với một vận tốc cố định nào đó theo đường tròn thì được gọi là lực hướng tâm.
Vật có hướng dọc theo tâm đường tròn sẽ được tính từ tâm đến gần vật. Vật có hướng dọc theo tâm đường tròn từ vật được tiến đến sát tâm.

Chắc hẳn qua bài viết trên do NP Việt Nam cung cấp, đã giúp bạn nắm rõ được định nghĩa về lực ly tâm và ứng dụng của nó như thế nào rồi đúng không? Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn chi tiết, nhanh chóng và chính xác nhất nhé! Đội ngũ tư vấn viên chúng tôi luôn ở đây sẵn sàng phục vụ quý khách hàng 24/7.

Đọc thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0936296539